Vệ sinh bệnh viện đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo không gian khám chữa bệnh, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo nguy hiểm. Vậy vệ sinh bệnh viện là gì? Có những khu vực “trọng yếu” nào cần phải vệ sinh trong bệnh viện? Cùng tham khảo các thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vệ sinh bệnh viện là gì?

1.1 Khái niệm vệ sinh bệnh viện

Vệ sinh bệnh viện là việc làm sạch các khu vực trong bệnh viện từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ khu vực ít lây nhiễm đến khu vực lây nhiễm cao nhằm mang lại không gian khám chữa bệnh sạch sẽ, an toàn cho các bác sĩ, người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Vệ sinh bệnh viện giúp tạo môi trường khám chữa bệnh an toàn.

1.2 Tại sao phải vệ sinh bệnh viện?

Bệnh viện là nơi tập trung rất nhiều các loại vi rút, vi khuẩn và các mầm bệnh dịch, là nơi có khả năng lây nhiễm chéo rất cao. Vì thế việc vệ sinh bệnh viện là điều cực kỳ thiết yếu. Vệ sinh bệnh viện sạch sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tạo môi trường làm việc an toàn cho các y bác sĩ, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, giúp họ phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết Tại sao phải vệ sinh bệnh viện? – LỢI ÍCH của việc vệ sinh bệnh viện đem lại để có thể hiểu rõ hơn.

Vệ sinh bệnh viện giúp tạo môi trường khám chữa bệnh an toàn

2. Vệ sinh bệnh viện là làm gì? Bao gồm những công việc nào?

Tại bệnh viện, mức độ ô nhiễm của mỗi khu vực là khác nhau. Do đó mỗi khu vực cần phải được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng với quy trình và tiêu chuẩn riêng.

2.1. Vệ sinh ngoại cảnh

Vệ sinh ngoại cảnh góp phần mang lại cảnh quan sạch đẹp cho khu vực bên ngoài bệnh viện, tạo ấn tượng tốt với các bệnh nhân đến thăm khám và điều trị. Các khu vực ngoại cảnh cần vệ sinh bao gồm:

  • Sân vườn: Quét dọn và thu gom rác thải, cắt tỉa cây cảnh, lau chùi ghế đá.
  • Hành lang: Lau chùi hành lang, lối đi.
  • Cầu thang: Quét dọn bụi bẩn ở các bậc cầu thang, lau chùi tay vịn.
  • Nhà vệ sinh chung: Làm sạch bồn cầu, sàn nhà vệ sinh, lau chùi bồn rửa tay, gương soi, thu gom giấy vệ sinh đã qua sử dụng, bổ sung thêm nước rửa tay và giấy vệ sinh mới.

2.2. Vệ sinh khu buồng bệnh

Buồng bệnh là nơi tập trung nhiều tác nhân gây ô nhiễm bề mặt. Chính vì vậy, việc vệ sinh khu vực này là một trong những công việc quan trọng nhất. Vệ sinh khu buồng bệnh sẽ bao gồm các công việc như sau:

  • Vệ sinh khi có người bệnh: Nhân viên vệ sinh tiến hành vệ sinh giường, bàn ghế, đệm cho bệnh nhân, trong quá trình thực hiện thao tác phải diễn ra nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của người bệnh.
  • Vệ sinh buồng bệnh khi kết thúc sử dụng: Được tiến hành khi người bệnh ra viện, chuyển khoa, hoặc tử vong. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ buồng bệnh và khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi đón tiếp người bệnh tiếp theo.
  • Vệ sinh phòng tắm (phòng vệ sinh) của người bệnh: Vệ sinh bồn cầu bồn tiểu, vệ sinh ống thoát nước trên sàn, cọ rửa bồn rửa tay, lau chùi gương soi, thu gom rác thải và bổ sung các vật dụng còn thiếu, khử khuẩn và xịt thơm.

Vệ sinh buồng bệnh là một trong những công việc quan trọng nhất

2.3. Vệ sinh thiết bị chuyên dụng trong bệnh viện

Dụng cụ khám chữa bệnh thường ẩn chứa rất nhiều vi rút vi khuẩn gây hại. Vì thế, để tránh lan truyền bệnh dịch trên diện rộng, tất cả các thiết bị/dụng cụ y tế đều phải được làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn theo đúng quy định.

  • Thiết bị thông thường sử dụng cho người bệnh: Là các thiết bị như ống nghe, dụng cụ hô hấp, dụng cụ nội soi… Trước khi tiến hành vệ sinh các dụng cụ này, nhân viên phải phân loại dụng cụ theo mức độ tiếp xúc để từ đó có cách khử khuẩn và tiệt trùng phù hợp.
  • Thiết bị điện, điện tử: Máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy nội soi, máy thở,… phải được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên.
  • Máy sản xuất đá ướp lạnh: Là dụng cụ sản xuất đá phục vụ cho việc bảo quản tế bào và kết quả xét nghiệm. Máy sản xuất đá ướp cần được vệ sinh làm sạch định kỳ, đảm bảo cho máy vận hành ổn định, trơn tru.

2.4. Vệ sinh phòng sinh hoạt chung

Vệ sinh bệnh viện là gì và vệ sinh phòng sinh hoạt chung có quan trọng không? – Đây là nơi các bác sĩ nghỉ ngơi, giao ca, họp nội bộ. Để đảm bảo không gian làm việc cho đội ngũ y bác sĩ thì nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch khu vực này tần suất tối thiểu 2 lần/ngày.

2.5. Vệ sinh chăm sóc thiết bị sử dụng nước chữa bệnh

Các thiết bị sử dụng nước để chữa bệnh bao gồm máy bơm truyền dịch, máy bơm thuốc giảm đau… cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Trong quá trình sử dụng hóa chất lỏng để lau chùi các thiết bị này, nhân viên vệ sinh phải chú ý chỉ lau bằng khăn ẩm, sau đó lau lại với khăn khô, tránh đổ hóa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt thiết bị sẽ dẫn đến cháy, hỏng hóc hoặc hư hại nặng.

2.6. Vệ sinh thiết bị di chuyển trong bệnh viện

Vệ sinh bệnh viện là gì và bao gồm các thiết bị nào: Các thiết bị di chuyển trong bệnh viện bao gồm cáng, xe lăn, xe đẩy người bệnh, xe cứu thương…

  • Đối với xe lăn, xe đẩy người bệnh, các nhân viên vệ sinh sẽ làm sạch và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng xong. Trong trường hợp trên thiết bị có dính máu hoặc dịch tiết nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành xử lý vết bẩn ngay lập tức.
  • Đối với xe cứu thương chuyên chở người bệnh cần phải được làm vệ sinh và khử khuẩn định kỳ sau mỗi lần vận chuyển bệnh nhân.

2.7. Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật

Phòng vô khuẩn và phẫu thuật là hai khu vực trong bệnh viện đòi hỏi việc vệ sinh phải diễn ra nghiêm ngặt và khắt khe nhất. Khi vệ sinh khu vực này, nhân viên vệ sinh cần chú ý mang phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ. Quá trình vệ sinh phòng phẫu thuật sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Trước ca phẫu thuật đầu tiên: Khử khuẩn các dụng cụ cần cho phẫu thuật như đèn, máy móc trang thiết bị trên cao, bàn mổ, dụng cụ mổ… và sàn nhà.
  • Giữa hai ca phẫu thuật: Loại bỏ và khử khuẩn máu dịch tiết, các trang thiết bị phục vụ cho ca mổ, bàn mổ, các vùng xung quanh bàn mổ với bán kính 1,5 m bao gồm cả tường nhà.
  • Kết thúc ca phẫu thuật cuối cùng trong ngày: Loại bỏ và khử khuẩn các vết máu, dịch tiết, khử khuẩn đèn trần, bề mặt máy móc phẫu thuật, bàn mổ… tường và sàn nhà.

Phòng mổ là khu vực đặc biệt, yêu cầu rất cao khi thực hiện vệ sinh

2.8. Vệ sinh khu tái chế (bảo dưỡng, phục hồi) dụng cụ thiết bị y tế

Dụng cụ thiết bị y tế sau khi sử dụng sẽ được thu gom tập kết tại một chỗ để tiện cho việc phân loại và xử lý. Nhân viên vệ sinh tiến hành phân loại các dụng cụ y tế tại nguồn. Từng loại dụng cụ sẽ được đặt riêng vào trong bao bì lưu chứa theo quy định. Ví dụ:

  • Các dụng cụ y tế sắc nhọn như bơm tiêm, kim tiêm sẽ được đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng.
  • Các dụng cụ y tế không sắc nhọn như chai lọ đựng thuốc, dây truyền sẽ được đựng trong túi, thùng có lót túi màu vàng.

2.9. Vệ sinh phòng thí nghiệm

Vô khuẩn và tiệt trùng là một trong những yêu cầu hàng đầu của các phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Do đó, việc vệ sinh các phòng thí nghiệm phải được thực hành nghiêm túc và đúng quy trình, nhất là quy trình làm sạch các dụng cụ thí nghiệm và quy trình làm sạch bề mặt các thiết bị xét nghiệm. Khi dụng cụ thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm sạch sẽ, vô khuẩn sẽ giúp cho các kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác hơn.

2.10. Vệ sinh khu đặc biệt

Trong bệnh viện sẽ có những khu vực cần phải được vệ sinh đặc biệt như: khu vực chạy thận, khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh.

  • Vệ sinh khu chạy thận nhân tạo thẩm tích máu trung tâm: Là khu vực có bề mặt rất dễ bị phơi nhiễm do lượng máu và dịch cơ thể nhiều. Vì thế sau mỗi lần chạy thận nhân tạo, các nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch bề ngay mặt khu vực này với hóa chất tẩy rửa và dung dịch khử khuẩn có nồng độ trung bình.
  • Vệ sinh vườn trẻ và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh: Do trẻ em sức đề kháng yếu hơn nên khu vực vườn trẻ và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh phải được làm vệ sinh với tần suất 2 lần/ngày. Bề mặt tại khu vực này cần được làm sạch bằng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn mức độ trung bình hoặc thấp.

Khu vực có trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý khi làm vệ sinh

3. Một số dụng cụ sử dụng khi vệ sinh bệnh viện

Dụng cụ vệ sinh là các công cụ, máy móc thiết bị, hóa chất vật tư giúp hỗ trợ đắc lực trong việc làm sạch bệnh viện một cách nhanh chóng. Thông thường để làm sạch bệnh viện các công ty vệ sinh thường sử dụng các nhóm dụng cụ dưới đây.

3.1 Máy móc thiết bị làm sạch

Bệnh viện là nơi có mật độ bệnh nhân đến khám chữa bệnh rất đông cho nên việc làm sạch phải được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự có mặt của các loại máy vệ sinh công nghiệp hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả làm sạch cao hơn. Các loại máy móc thiết bị làm sạch trong bệnh viện bao gồm máy hút bụi, máy chà sàn, máy đánh sàn liên hợp, máy giặt, máy sấy..

Hiện nay với xu hướng phát triển của công nghệ các loại máy móc làm sạch cũng không ngừng được cải tiến qua mỗi năm. Do đó để tăng lợi thế cạnh tranh, rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh đã chú trọng vào việc đầu tư các trang thiết bị làm sạch mới. Một số loại máy móc thiết bị làm sạch tân tiến nhất hiện nay có thể kể đến như: Máy hút bụi khô và ướt Nilfisk, máy chà sàn Hako, máy chà sàn liên hợp Nilfisk…

3.2 Công cụ dụng cụ làm sạch

Muốn vệ sinh bệnh viện sạch thì việc dùng máy móc không thôi là chưa đủ, nhân viên vệ sinh vẫn cần phải tiến hành làm sạch lại bằng tay những vị trí mà máy móc không thể làm sạch tới. Để thuận tiện cho việc làm sạch sâu các vị trí ngóc ngách cũng như di chuyển các dụng cụ làm sạch đến nơi cần vệ sinh một cách dễ dàng. Các công ty vệ sinh thường trang bị thêm cho nhân viên các công cụ, dụng cụ như: xe vắt 2 xô, xe để đồ đa năng, hộp đựng khăn móp phân biệt móp sạch bẩn phân loại từng khoa, phòng, cây lau nhà…

Cây lau sàn nhà chuyên dụng

Vệ sinh bệnh viện là gì và cây lau sàn chuyên dụng được dùng để làm gì?

  • Được dùng để lau khô hoặc lau ướt sàn nhà trong bệnh viện.
  • Tấm lau được làm 100% từ sợi cotton có khả năng hút chất bẩn ưu việt, thấm hút nước nhanh chóng nên lau tới đâu sẽ sạch tới đó.
  • Bàn lau có gắn chốt, giúp thay thế và vệ sinh tấm lau dễ dàng.

Xe đẩy đồ đa năng trong bệnh viện

  • Là trợ thủ đắc lực trong công tác làm vệ sinh bệnh viện.
  • Giúp di chuyển các dụng cụ đến vị trí cần làm sạch một cách dễ dàng.
  • Xe được làm từ khung thép kết hợp với các khay và xô chứa được làm từ nhựa PP, PVC cao cấp, giúp tải được trọng lượng lớn.
  • Xe thiết kế nhiều tầng, mang đến không gian chứa đồ rộng rãi. Thiết kế để được xe vắt 2 xô phục vụ công tác vệ sinh
  • Phía dưới xe có tích hợp thêm bánh cao su, giúp di chuyển dễ dàng và chống ồn hiệu quả.

Vệ sinh bệnh viện là gì và xe đẩy đồ đa năng cần chuẩn bị

3.3  Hóa chất vật tư

Hóa chất vật tư là một trong ba phương tiện làm sạch không thể thiếu trong công tác làm vệ sinh bệnh viện. Không giống như các môi trường khác, môi trường bệnh viện thường chứa nhiều vi rút vi khuẩn cho nên các loại hóa chất được sử dụng ngoài khả năng làm sạch vượt trội phải có thêm khả năng diệt khuẩn tối đa. Các loại hóa chất thường dùng để vệ sinh bệnh viện bao gồm: nước lau sàn nhà, nước tẩy rửa bồn cầu, nước lau chùi inox, surfanios, cloramin B, Aniospray 29…

Các loại hóa chất vệ sinh cơ bản: Hóa chất lau sàn, lau kính, vệ sinh toilet

  • Sản xuất tại Malaysia.
  • Là hóa chất dễ hoà tan, dễ sử dụng, công dụng để tẩy sạch các vết dầu mỡ, các vết bẩn cứng đầu.
  • Sử dụng thích hợp cho các bề  mặt sàn, các thiết bị bám dầu mỡ, máy móc
  • Hóa chất có nguồn gốc xuất sứ, hướng dẫn sử dụng, phiếu kiểm định, và bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS)

Dung dịch làm sạch và khử trùng sàn bệnh viện Surfanios

  • Sản xuất tại Pháp
  • Có công dụng làm sạch và khử trùng sàn nhà giúp loại bỏ các vi rút, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như: khuẩn EN 1040, EN 13727, EN 1276, khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, nấm EN 1275, virus HIV1, BVDV…
  • Hương thơm tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Dung dịch khử khuẩn bề mặt và dụng cụ y tế Aniospray 29

  • Thành phần: 0,05% Didecyldimethylammonium Chloride,; 0,06% polyhexamethylene Biguanide Chlorhydrate.
  • Tác dụng: Khử khuẩn nhanh các bề mặt, trang thiết bị trong phòng mổ, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, phòng thay băng, chăm sóc bệnh nhân và các vật dụng trung gian gây nhiễm khuẩn: giường bệnh, băng ca, xe đẩy bệnh nhân, xe cấp cứu…
  • Hạn chế nguy cơ lây nhiễm các vi rút và vi khuẩn như: khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (B.K), vi rút HIV-1, HBV, BVDV (HVC), Influenza virus (H1N1, H5N1), Rotavirus…

Vệ sinh bệnh viện không chỉ mang lại không gian sạch sẽ cho các bác sĩ và người bệnh mà còn gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được vệ sinh bệnh viện là gì và nắm được 10 khu vực “trọng yếu” cần vệ sinh trong bệnh viện.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh bệnh viện thì đừng quên liên hệ ngay với Công ty TNHH Tm Dv AN KHANG – vệ sinh bệnh viện uy tín nhất thị trường hiện nay. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá nhanh nhất .